icon icon icon
Được hỗ trợ bởi Dịch
 

Các phương pháp xông hơi

Đăng bởi Soho Tech vào lúc 12/03/2021

Xông hơi và các phương pháp xông hơi ngày này ngày càng được áp dụng nhiều đối với việc chăm sóc sức khỏe. Nhưng việc xông hơi nếu không đúng cách sẽ có những mặt hại của nó.

Phòng xông hơi hồng ngoại

Xông hơi bằng tia hồng ngoại (Infrared sauna) là cách dùng ánh sáng chiếu sâu vào da, làm cơ thể nóng lên, toát mồ hôi, giúp cải thiện tuần hoàn máu, thúc đẩy tạo tế bào mới. Kiểu xông hơi này thích hợp cho những người đang có vấn đề về da như da mụn, da sần sùi… Tuy nhiên, với những người có tiền sử tim mạch, đang có vấn đề về huyết áp (cao hoặc thấp) hoặc đang dùng thuốc có ảnh hưởng đến huyết áp không nên tiếp xúc với nhiệt kéo dài, vì sẽ làm tăng nhịp tim, có hại cho sức khỏe.

Trường hợp bạn đang dùng thuốc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định xông hơi hồng ngoại. Nếu đang sôt, đang bị thương hoặc bị viêm, sưng, tốt nhất không nên xông hơi. Ngoài ra, những người đang dùng các dụng cụ cấy ghep trong cơ thể như khớp nhân tạo, van tim, nẹp kim loại… cũng không nên xông hơi hồng ngoại.

Phòng xông hơi khô

Là dùng nhiệt tác động lên các viên đá, khi đổ nước vào, hơi nóng lan tỏa, kích thích các tuyến mồ hooi tiết ra chất cặn bã. Nếu bạn đang cảm cúm, có thể chọn xông khô, kèm theo một số tinh dầu như sả, bạc hà… Nếu muốn giảm cân, có thể chọn cách xông hơi khô, bởi vì khi xông trong thời gian 20 phút, cơ thể sẽ đốt cháy khoảng 600 calorie, trong khi xông hơi ướt chỉ đốt cháy khoảng 300 calorie. Vì tiêu hao năng lượng nhiều nene trong lần đầu tiên xông khô, bạn chỉ nên làm quen khoảng năm phút, sau đó tăng dần tùy theo mức chịu đựng của cơ thể.

Phòng  xông hơi ướt

Độ ẩm trong phòng xông hơi ướt có thể lên đến 100%, đây là môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn phát triển, gây nên các bệnh nhiễm trùng, bệnh ngoài da, vì thế bạn nên hạn chế xông hoi khi có vết thoơng hở, vết trầy xước.
Khi xông hơi, chỉ sử dụng khăn cá nhân để lau mặt và trang bị thêm khăn lót để ngồi, tuyệt đối không ngồi trực tiếp xuống ghế, sàn tránh bị lây nhiễm các bệnh phụ khoa, ghẻ lở. Những người đang bị cảm không nên chọn cách xông này, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh hơn.

Thời gian xông hơi mỗi lần khoảng 15-20 phút để tránh mất nước và mệt mỏi, gây đột quỵ.

Lưu ý, khi xông hơi với bất kỳ hình thức nào, bạn đều phải bù nước cho cơ thể, đặc biệt là xông hơi khô. Phụ nữ mang thai cần tránh tuyệt đối việc xông hơi vì có tác động tiêu cực lên huyết áp, ức chế lượng ôxy cung cấp cho thai nhi. Những người có bệnh hô hấp, tim đập nhanh, huyết áp cao hoặc thấp, tiểu đường và người cao tuổi cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi vào phòng xông hơi

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: